Theo nghiên cứu của các nhà khảo cổ học gần đây, trong hoá thạch hổ phách 100 triệu năm tuổi mới được phát hiện chứa một con Muỗi hóa thạch cổ đại được cho có cấu trúc cơ thể giống muỗi ngày nay.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra một con muỗi 100 triệu năm tuổi được bảo quản hoàn hảo trong hổ phách. Muỗi cổ đại thực sự làm sáng tỏ nguồn gốc của bệnh sốt rét, một căn bệnh giết chết hơn 1 triệu mỗi năm, tính đến 2018. Đây là một con số đáng báo động trên thế giới, nhất là các khu vực Châu Phi, Nam Phi, Trung Đông và Châu Á, luôn là môi trường thuận lợi cho muỗi phát triển sinh sôi nảy nở.

Nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học bang Oregon nhận ra mẫu vật nhỏ bé của họ thuộc về một chi và loài mới, được đặt tên là Priscoculex burmanicus.

Muỗi hóa thạch được tìm thấy trong hổ phách ở Myanmar có từ thời kỳ kỷ Phấn trắng. Mặc dù loài này là hoàn toàn mới nhưng nó có nhiều điểm tương đồng với muỗi Anopheles chuyên truyền bệnh sốt rét.

Muỗi hóa thạch

Loài muỗi P. burmanicus và muỗi Anopheles có nhiều điểm chung như cấu trúc cánh, râu, bụng và vòi của chúng (phần miệng dài hút máu của chúng). Điều này cho thấy đó chính là một dòng dõi sớm của loài muỗi Anopheles hiện đại.

Muỗi Anopheles có thể đã truyền bệnh sốt rét vào thời điểm đó, nhưng nó vẫn là một câu hỏi mở, George Poinar Jr. thuộc Đại học Khoa học Đại học Oregon nhận định. Thời cổ đại, muỗi Anopheles cổ đại có thể đã đốt chim, động vật có vú nhỏ và bò sát vì chúng vẫn cần hút máu.

Poinar trước đây đã phát hiện ra bằng chứng của mầm bệnh sốt rét trong một con muỗi hóa thạch được tìm thấy ở Cộng hòa Dominican, có niên đại 15 đến 20 triệu năm tuổi.

Hiện tại các nhà khoa học có cơ hội tìm hiểu thêm về quá trình tiến hóa của bệnh sốt rét và mối quan hệ của nó với muỗi có thể giúp các nhà khoa học tìm ra các phương pháp mới để giải quyết căn bệnh sốt rét.

Bệnh sốt rét do một số ký sinh trùng thuộc chi Plasmodium gây ra. Khi muỗi cái nhiễm ký sinh trùng đốt người và động vật để hút máu, chúng đồng thời truyền bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính gần một nửa dân số thế giới có nguy cơ mắc bệnh sốt rét, đặc biệt là người dân sống ở khu vực cận sa mạc Sahara ở châu Phi. Bệnh sốt rét có thể điều trị nhưng chưa có vắcxin phòng bệnh hiệu quả. Các biện pháp phòng ngừa bao gồm phun thuốc diệt muỗi và mắc màn.

Nghiên cứu cũng làm sáng tỏ cách muỗi Anophene lan rộng trên toàn cầu. Các nhà nghiên cứu tổ tiên của chúng vượt qua Gondwana, một siêu lục địa cổ đại, trước khi phân tán ở châu Phi, Nam Mỹ, Madagascar, Ấn Độ, Australia, Nam Cực và Arab. Việc tìm hiểu về quá trình tiến hóa của bệnh sốt rét cũng như mối liên hệ với loài muỗi có thể giúp các nhà khoa học rút ra phương pháp mới để đối phó với căn bệnh này.

Sử dụng cửa lưới chống muỗi để ngăn ngừa sốt rét ?

Ngày nay một số người đã tìm mua Sản phẩm cửa lưới chống muỗi để bảo vệ sức khỏe cho tất cả thành viên trong nhà và ngăn ngừa bệnh số xuất huyết, sốt rét do muỗi gây ra mà vẫn hoàn toàn lành tính với trẻ con. Với cấu tạo từ màng lưới nhựa PE sợi thủy tinh, Cửa lưới ngăn muỗi giúp chặn các loại côn trùng muỗi bên ngoài ngôi nhà, giữ cho ngôi nhà luôn sạch sẽ thông thoáng, và đặc biệt không bị bí và cản gió, bạn vẫn có thể vô tư mở tung cửa chính, để lấy gió trời mà vẫn an toàn không sợ côn trùng tấn công.

Nếu bạn thật sự quan tâm đến sức khỏe của cả gia đình, hãy gọi ngay 0946676600 để được IZI Home tư vấn và lắp đặt cửa lưới miễn phí.

Theo VN Express,

Biên Tập: https://izihome.vn/cua-luoi-chong-muoi/

Đánh giá