Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 1 – 4 đến hết ngày 7 – 4/ 2019), toàn thành phố có thêm 13 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 7 ca so với tuần trước. Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, trong 3 tháng đầu năm 2019, cả nước đã ghi nhận hơn 47.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết , trong đó 2 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2018, số người mắc sốt xuất huyết tăng 3,7 lần.

PGS.TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết, các yếu tố nguy cơ để sốt xuất huyết phát sinh, phát triển thành dịch luôn hiện hữu, đó là tình trạng ô nhiễm môi trường với nhiều phế thải, phế liệu tồn đọng, tạo thành nơi muỗi đẻ trứng. Do đó, người dân cần luôn đề cao ý thức phòng ngừa bệnh.

Sốt xuất huyết là bệnh nhiễm trùng cấp tính, chủ yếu là do muỗi Aedes albopictus và Aedes aegypti gây nên. Bệnh có thể bùng phát thành dịch tương đối lớn và có khả năng gây tử vong cho người bệnh nếu không có biện pháp phòng trừ và xử lý kịp thời. Dịch sốt xuất huyết đã từng xảy ra ở nhiều nước trên thế giới và cả Việt Nam.

Bệnh sốt xuất huyết lây qua đường nào?

Theo Cục y tế dự phòng bệnh sốt xuất huyết lây truyền qua 2 đường chính, bao gồm:

Thứ nhất: Muỗi vằn đốt truyền bệnh sốt xuất huyết

Thứ 2: Bệnh sốt xuất huyết lây qua đường lấy máu hoặc dùng chung bơm kim tiêm

Bệnh sốt xuất huyết thường gặp ở đâu ?

Sốt xuất huyết là bệnh thường gặp nhất ở người với hơn hàng triệu ca nhiễm bệnh xảy ra trên toàn thế giới mỗi năm, xảy ra ở mọi độ tuổi từ trẻ em đến người lớn. Bệnh sốt xuất huyết thường xuất hiện vào khoảng thời gian trong và ngay sau mùa mưa ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới như châu Phi, Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, Trung đông, khu vực Caribê, Trung Mỹ, Nam Mỹ, Châu Úc và Tây Nam Thái Bình Dương.

Triệu chứng của sốt xuất huyết thể trạng nhẹ

Đối với người có hệ miễn dịch kém sẽ dễ mắc bệnh hơn so với người khỏe mạnh. Bệnh thường bắt đầu là triệu chứng sốt nhẹ, sau đó tăng nhiệt nhanh đến 39 độ C và kéo dài từ 4-7 ngày. Kèm theo đó là các biểu hiện khác như:

Đau nhức toàn thân (đau nhiều ở vai, cổ, lưng)

  • Nhức đầu, loa mắt
  • Đau phía sau mắt
  • Đau khớp và các cơ
  • Nôn bữa
  • Phát ban đỏ

Thông thường sốt xuất huyết sẽ có triệu chứng nghiêm trọng vào thời gian đầu, sau đó giảm nhẹ 1-2 ngày rồi lại tiếp tục phát bệnh những ngày tiếp theo và sau đó dần hồi phục, nên rất dễ đánh lừa con người và chủ quan không màn sức khỏe.

Triệu chứng của sốt xuất huyết thể trạng nguy hiểm

Các dấu hiệu xuất huyết bao gồm triệu chứng chảy máu cam, chảy nứu răng, da có hiện tượng bầm tím, phát ban nặng dễ dẫn đến tử vong nếu hiện tượng xảy ra nặng hơn.

Hiện tượng phát ban ở người mắc bệnh

Triệu chứng của sốt xuất huyết thể trạng Dengue

Đây được xem là dạng nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết, người bệnh sẽ có dấu hiệu sốt đến 40 độ, kết hợp chảy máu cam ồ ạt, phát ban đỏ khắp cơ thể, sốc nhiệt liên tục, dẫn đến tử vong cao đến 90%. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em vì cơ thể chưa đủ hệ miễn dịch và dinh dưỡng và khả năng phát bệnh từ 2-7 ngày, nặng từ ngày thứ 4 trở đi, đôi khi vẫn xảy ra ở người lớn.

Nếu trẻ có hiện tượng sốt và kèm theo một vài dấu hiện trên, các bậc phụ huynh nên nhanh chóng đưa con trẻ đến bác sĩ kịp thời để không xảy ra tình trạng đáng tiếc.

Đừng để muỗi trở thành nỗi lo của mỗi gia đình, hãy quan tâm và lưu ý nhiều hơn để đảm bảo sức khỏe của từng thành viên. Mong rằng bài viết sẽ ít nhiều giúp các bạn có cái nhìn khác hơn và hiểu sâu về bệnh sốt xuất huyết. Nhiều người vẫn hay áp dụng cách đốt nhang muỗi để phòng chống muỗi hiệu quả, nhưng có ý kiến cho rằng khói giải phóng từ nhang muỗi còn nguy hiểm hơn cả  việc hút thuốc lá. Thực hư chuyện này ra sao, mời bạn đọc xem tiếp nhé

Xem tiếp tại link: Đốt nhang muỗi trong phòng kín hại hơn thuốc lá

Đánh giá