Muỗi luôn là nỗi ám ảnh của mọi gia đình. Nhắc đến muỗi, người ta thường nghĩ đến một loạt bệnh nguy hiểm có nguy cơ gây tử vong cao như bệnh sốt xuất huyết, bệnh sốt rét, bệnh vàng da…Theo tổ chức Y Tế thế giới, muỗi chính là vật trung gian truyền Virus Dengue từ muỗi vào cơ thể con người thông qua việc hút máu khiến hàng triệu người chết mỗi năm do không đề phòng và chủ quan với bệnh. Người ta ước tính trung bình mỗi năm, muỗi đã lan truyền bệnh cho khoảng 70 triệu người ở các nước Châu Phi, Nam Phi, Trung Phi, Mexico và phần lớn các nước châu Á trong đó 5,3 triệu người tử vong vì bệnh sốt rét. Riêng với Việt Nam, lượng người mắc bệnh ngày càng tăng lên và không có dấu hiệu suy giảm.

Bạn có biết, muỗi được hình thành như thế nào ?

Đáng chú ý nhất là khi tiết trời vào mùa mưa, lượng côn trùng, đặc biệt là muỗi ngày càng sinh sôi, nảy nở, ẩn nấu, và dễ dàng làm ổ bất cứ đâu quanh nhà. Muỗi sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc vùng nước đọng. Vì thế, việc bị đuổi đốt là khó tránh khỏi. Chúng đẻ trứng xuống nước, trứng nở thành ấu trùng gọi là bọ gậy hay lăng quăng. Bọ gậy sống trong nước một thời gian, rồi phát triển thành nhộng, sau đó biến thái thành muỗi trưởng thành, bay lên khỏi mặt nước và bắt đầu hành trình hút máu người để sinh trưởng. Nhiệt độ thích hợp cho muỗi sinh trưởng và phát triển là khoảng 20 đến 25 độ C. Vì vậy chúng xuất hiện ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Vòng đời của muỗi phụ thuộc loài và nhiệt độ, thay đổi từ vài ngày đến khoảng một tháng.

Muỗi cái có vòi dạng đặc biệt có thể xuyên thủng da người và động vật để hút máu. Muỗi cái cần hút thêm máu để có nguồn protein để sản sinh ra trứng. Thức ăn bình thường của muỗi là nhựa cây và hoa quả, không chứa đủ protein cho muỗi cái. Muỗi đực không có vòi thích hợp để hút máu, và chỉ ăn nhựa cây và hoa quả.

Muỗi cái xác định mục tiêu hút máu qua mùi vị và cảm nhận nhiệt. Chúng đặc biệt nhạy cảm với C02 trong hơi thở động vật và một số mùi trong mồ hôi. Một số người, ví dụ nam giới, béo và thuộc nhóm máu O, người vận động nhiều, hoặc lười tắm, hấp dẫn muỗi nhiều hơn. Muỗi cảm nhận được tia hồng ngoại phát ra từ vật có thân nhiệt cao, nên dễ tìm được đến động vật và chim máu nóng.

Bên cạnh đó, có nhiều người lại chủ quan cho rằng muỗi thường xuyên có mặt khắp nhà và việc bị muỗi cắn là chuyện bình thường không đáng lo ngại nhưng lại không biết rằng, tùy theo loại muỗi xuất phát từ đâu, liệu có mang mầm bệnh nguy hiểm chứa Virus Dengue gây sốt xuất huyết ở người.

Tác hại của muỗi đối với con người

Dễ gặp nhất là chứng bệnh sốt xuất huyết ở người. Tại Việt Nam, lượng người mắc bệnh nhiều nhất là ở trẻ em. Tính từ đầu năm 2018 đến nay, Việt Nam đã có hơn 5 ca tử vong mắc bệnh ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Cà Mau, Khánh Hòa, TP.HCM, và con số người nhiễm bệnh đang dần một tăng cao theo năm, chưa có dấu hiệu suy giảm. Điều này, chứng tỏ việc truyền nhiễm khi bị muỗi cắn đáng phải báo động. Ngoài ra, muỗi còn mang ký sinh trùng giun chỉ, gây nên bệnh sưng phù hay còn gọi là bệnh phù chân voi, gây đau nhức và khó khăn trong mọi sinh hoạt. Chưa dừng lại ở đó, muỗi được xem là tác nhân của bệnh viêm não Nhật Bản do chứa Virus Arbo vô cùng nguy hiểm và thường có ở các nước Nam Phi, Châu Phi.

Quay trở lạị với căn bệnh Sốt xuất huyết thường gặp, giai đoạn đầu thường dễ thấy là sốt cao lên đến 39-40 độ C, thân nhiệt thay đổi thất thường, khiến cơ thể luôn trong trạng thế mệt mỏi, ù lì, lười vận động, đau nhức toàn thân. Bước sang giai đoạn thứ 2, cơn sốt vẫn kéo dài từ 3-5 ngày và có dấu hiệu phát ban, nổi các đốm đỏ, vết bầm trên cơ thể, nhất là vùng tay, chân, cổ. Đặc biệt ở trẻ em, hiện tượng này khiến phụ huynh dễ nhầm tưởng với việc nổi sãi, nổi ban đỏ thông thường. Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng, khi sốt ở nhiệt độ cao, cơ thể con người rất dễ lâm vào tình trạng hôn mê, giảm kẽm và sắt có trong máu, cơ thể dần mất nước, rối loạn điện giải, gây co giật, dễ bỏ ăn và luôn có cảm giác buồn ngủ.

Cách phòng chống muỗi hiệu quả mà ai cũng có thể làm được

1. Xông tinh dầu cam xả: Giúp không gian thoáng đãng, trong sạch và ngăn chặn muỗi hiệu quả

2.Phá ổ bệnh: Thường xuyên thay nước ở lu, xử lý rác thải ở ao hồ, các vũng ứ đọng quanh nhà

3.Trồng nhiều cây xanh hoặc trang trí cây trong nhà: Giúp xua đuổi muỗi và tô điểm cho không gian thêm thân thiện, hài hòa hơn.

4.Sử dụng cửa lưới chống muỗi để ngăn chặn không cho muỗi, côn trùng xâm nhập vào môi trường sống, sử dụng 1 lần và hiệu quả mãi mãi.

5.Bổ đôi trái chanh kết hợp cắm thân hoa đinh vào chanh và đặt ở các góc nhà giúp muỗi tránh xa và không còn cơ hội quay lại

6.Thoa kem dưỡng có hương thơm hoặc kem chống muỗi trực tiếp lên da giúp hạn chế muỗi.

Đối với muỗi, có thể chúng sẽ vô hại khi không mang các mầm bệnh nguy hiểm, nhưng trong vô ngàn loài muỗi tồn tại ở Việt Nam, chúng ta khó lường trước được hậu qủa mà muỗi mang lại. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” luôn là câu nói hay nhất và hữu hiệu nhất của người xưa. Mong rằng bài viết sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức về tác hại của muỗi và có biện pháp đề phòng cho mùa mưa sắp tới.

Xem thêm bài : Bảo vệ gia đình toàn diện với Cửa lưới chống muỗi giá rẻ

2/5 - (29 bình chọn)