Kiến ba khoang không chỉ là nỗi lo của mọi gia đình mà còn là mối nguy hại của xã hội khi hàng loạt các biến chứng gây nên sự sưng tấy, viêm nhiễm đến con người, thậm chí nặng hơn còn bị hoại tử da, nhất là ở các trẻ nhỏ. Đáng lo ngại hơn là chúng sinh sôi nảy nở rất nhanh và thường vô hiệu hóa với các chất diệt côn trùng.

Những năm gần đây, người ta thường bắt gặp nhiều loại kiến này ở các khu vực gần đất trống, đồng lúa như khu nhà bè, quận 2 và thường rộ hơn vào khoảng tháng 7 trở đi khi tiết trời được dịp vào mùa mưa như trút nước. Chúng có thể có mặt khắp mọi nơi mà người ta hay chủ quan nhất là quần áo, các khăn màn, chăn gối trong nhà. Để phòng chống kiến ba khoang đốt người, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, nếu có sự hiện diện của kiến ba khoang trong khu vực, nên thay đèn huỳnh quang bằng đèn có ánh sáng màu vàng, vì kiến ba khoang rất thích ánh sáng đèn huỳnh quang.

Nọc độc Pederin ở kiến ba khoang mạnh gấp 12 lần so với nọc rắn hổ

Cách xử lý khi bị kiến ba khoang cắn

Nếu tình trạng bạn hoặc người thân bị chúng tấn công, cần xử lý kịp thời, đúng cách để không bị ảnh hưởng lây lan đến các vùng khác trên cơ thể, mời bạn đọc xem ngay bên dưới

  • Dùng cồn 70 độ rửa sạch vùng da bị thương tổn giúp giảm khó chịu do tổn thương trên da. Với vết thương do kiến ba khoang gây ra, nếu rửa kỹ sẽ giảm đáng kể tình trạng nổi bọng nước do nọc độc của loài kiến này, sau đó bôi mỡ corticoid (4-6 lần một ngày). Ngoài ra, có thể bôi kem phenaegan (8-10 lần một ngày). Chú ý khi bôi thuốc phải miết mạnh ở vùng da bị đốt đến khi thuốc khô, thẩm thấu thuốc sẽ tốt hơn

  • Để loại bỏ côn trùng, bạn không nên dùng tay trần để bắt, giết trực tiếp lên chúng vì chất độc dễ lây lan qua da.
  • Đối với vùng da bị cắn đang sưng tấy và khó chịu, ta rửa vùng tiếp xúc bằng nước sạch và xà phòng, sau đó dùng thuốc sát trùng nhẹ, không thoa các chất gây bỏng và nóng da như dầu nóng…

  • Ngoài ra, khi vết thương có dấu hiệu xuất hiện mủ, bạn dùng dung dịch Xanh methylen bôi lên vết thương để sát khuẩn, tránh bị nhiễm trùng.
  • Khi vết thương đã khô, không còn chảy dịch , nên sử dụng các loại thuốc mỡ có tính kháng sinh, diệt khuẩn kèm corticoid loại nhẹ và vừa để bôi, giúp vết thương mau lành.
    Khi thương tổn đã phỏng rộp, tùy vào mức độ tổn thương mà bác sĩ chỉ định thuốc phù hợp. Trường hợp nhẹ chỉ cần sát trùng, bệnh tự giới hạn. Nếu tình trạng trung bình và nặng thì phải bôi thuốc dịu da, corticosteroid bôi, uống kháng histamin, uống kháng sinh khi có dấu hiệu bội nhiễm .

Đâu là biện pháp chống côn trùng gây hại ?

Bên cạnh đó, người dân cần đề cao biện pháp phòng và chống côn trùng gây hại bằng một số biện pháp đơn giản tại nhà như:

Thường xuyên tổng vệ sinh nhà ở, nhất là nơi có ao tù nước đọng, các bụi cây dại mọc ven đường

Vệ sinh mùn mền chiếu gối, khăn màn đều đặn 2 lần/ tuần để tránh sự xâm nhập và ẩn náu của kiến ba khoang.

Thay ánh đèn trắng sáng bằng ánh đèn vàng để hạn chế sự thu hút của kiến ba khoang, vì chúng ưa ánh sáng trắng và thường xuất hiện ở nơi sáng sủa.

Sử dụng Cửa lưới chống côn trùng ở các cửa sổ, cửa đi, cửa bông gió trong nhà để hạn chế và ngăn ngừa tối đa các loại côn trùng gây bệnh, đe doa sức khỏe mọi thành viên trong gia đình.

Hơn hết, ở các khu dân cư đông đúc, nên đề cao tinh thần phòng bệnh của mọi người và nếu thấy có hiện tượng đàn kiến ba khoang xuất hiện, phải báo ngay cho Ủy ban hoặc Phòng Y Tế khu vực để kịp ứng phó và cảnh báo đến người dân. Mong rằng bài viết sẽ thực sự hữu ích đối với tất cả mọi người và giúp mọi người đề cao phòng bệnh hơn là chữa bệnh.

Xem thêm : Kiến ba khoang và những hiểm họa khôn lường 

Đánh giá